Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh tránh bị hỏng khi vắt ra ngoài

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Nếu phải đi làm trong thời gian con chưa cai sữa hoặc bé bú nhưng mẹ dư sữa thì các bà mẹ thường tìm cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh để giữ sữa cho bé dùng lúc khác khi cần.

Tuy nhiên việc bảo quản sữa trong tủ lạnh cần phải được thực hiện đúng cách và đảm bảo. Nếu sai sót không chỉ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong sữa mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn về vấn đề này nhé.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Nếu bạn có lượng sữa dồi dào và muốn trữ sữa cho con thì phải có những cách bảo quản đúng đắn. Sau khi vắt xong nên trữ vào tủ lạnh trong thời gian sớm nhất tránh được sự xâm hại của các loại vi khuẩn.

Khi bỏ sữa ở ngăn mát thì bạn có thể giữ tối đa lên 24 giờ đồng hồ. Trữ sữa ở ngăn đá thông thường thì thời gian bảo quản là 3 tháng. Bên cạnh đó, nếu dùng các tủ đông chuyên dụng thì có thể trữ lên đến nửa năm.

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh phải được thực hiện đúng cách
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh phải được thực hiện đúng cách

Có một lưu ý mà đa số các mẹ hay mắc phải chính là trước khi trữ sữa ở ngăn đá phải bỏ sữa tại ngăn mát từ 8 đến 12 tiếng. Khi muốn rã đông, mẹ nên chuyển sữa xuống ngăn mát từ ½- 1 ngày. Tuyệt đối không làm rã đông ở nhiệt độ thường bởi vì vi khuẩn có thể xâm nhập bất cứ lúc nào.

Để nguồn sữa luôn được đảm bảo thì bạn có thể đầu tư tủ lạnh có khí lạnh đa chiều và kháng khuẩn. Sản phẩm với công nghệ đột phá giúp tránh được sự xâm hại của vi khuẩn, tránh mùi hôi tối đa.

>>> Xem thêm

Những lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

– Sữa mẹ để ở ngăn mát có thể sử dụng trong 2 ngày.

– Sữa mẹ để trong ngăn đá tủ lạnh 1 cửa bảo quản được 2 tuần và 2 cửa bảo quan tới 4 tháng.

Không để sữa mẹ quá lâu trong điều kiện thường sau khi vắt xong
Không để sữa mẹ quá lâu trong điều kiện thường sau khi vắt xong

– Trong điều kiện nhiệt độ dưới 26 độ C có thể để trong 6 tiếng đồng hồ, trên 26 độ C chỉ được để 1 tiếng đồng hồ.

– Mỗi túi trữ chỉ nên bỏ vừa một lần bé uống, vừa rã đông thuận tiện, vừa hạn chế sự xâm hại của vi khuẩn.

– Không đổ đầy sữa vào túi trữ bởi vì khi đông thì thể tích sẽ tăng lên.

– Không hòa chung sữa trữ đông với sữa mới vắt cho con uống.

– Dùng bút lông để ghi ngày/tháng vắt sữa nhằm sử dụng theo đúng thứ tự hoặc để tiện theo dõi.

Đánh dấu ngày trên túi trữ sữa để tiện theo dõi
Đánh dấu ngày trên túi trữ sữa để tiện theo dõi

– Tuyệt đối không trữ đông lại phần sữa bé bú dư vì vi khuẩn trong miệng có thể xâm hại làm hỏng sữa.

Sữa mẹ có mùi khó chịu khi lấy ra có sao không?

Nhiều bà mẹ phản ánh sữa sau khi trữ đông có mùi xà phòng, mùi kim loại, mùi tanh rất khó chịu và đổ đi tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Tuy nhiên đây chỉ là tác động của enzim lipase bị tác động sau khi vắt ra trong quá trình đông lại vì vậy mẹ cứ yên tâm sử dụng. Một số trẻ sẽ không chịu hợp tác bú sữa khi sữa có mùi lạ, để khắc phục hãy áp dụng những cách sau đây:

Hâm nóng sữa mẹ sau khi vắt ra ở nhiệt độ khoảng 82 độ C khi nước bắt đầu lăn tăn, không hâm quá sôi bởi vì chất dinh dưỡng có thể bị tan vỡ. Tiếp đến, đổ sữa vào túi trữ rồi đặt vào ngăn mát từ 8-12 tiếng rồi chuyển lên ngăn đông.

Theo một số chuyên gia thì cách làm này có thể vô tình làm mất đi một số chất miễn dịch trong sữa mẹ vì vậy bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này nếu bé không chịu uống sữa trữ đông tự nhiên.

Cách bảo quản sữa mẹ ở tủ lạnh không còn là điều khiến cho các mẹ khó khăn suy nghĩ nữa khi đọc bài viết trên đây. Hi vọng chúng tôi đã mang đến cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích và đừng quên áp dụng ngay vào thực tiễn nhé.

Nếu như vẫn còn thắc mắc hay băn khoăn về các dịch vụ truy cập website: suadienlanhhanoi.com.vn hoặc liên hệ với >>> sửa chữa tủ lạnh Đức Hưng qua Hotline: 0243.688.5696 | 0938.92.33.88.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat-active-icon