Bảo quản sữa mẹ như thế nào an toàn và giữ được chất lượng

Bảo quản sữa mẹ ra sao là điều được nhiều người quan tâm

Bảo quản sữa mẹ như thế nào là câu hỏi khiến nhiều bà mẹ trẻ đau đầu suy nghĩ. Bởi vì sữa không được bảo quản đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây hại cho hệ đường ruột của trẻ nhỏ. Để có thêm nhiều thông tin bổ ích thì bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Các cách vắt sữa thông dụng hiện nay

Hiện nay, các bà mẹ sử dụng 2 cách chính là vắt bằng tay và vắt bằng máy. Tùy theo điều kiện của mỗi người mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Hai cách này vẫn đảm bảo lượng sữa vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng.

Tùy điều kiện mỗi người mà lựa chọn cách vắt sữa bằng máy hay bằng tay
Tùy điều kiện mỗi người mà lựa chọn cách vắt sữa bằng máy hay bằng tay

– Vắt sữa bằng tay

Trước tiên, mẹ cần chuẩn bị một chiếc cốc hoặc bình sữa đã tiệt trùng/túi trữ sữa. Đừng quên vệ sinh tay sạch sẽ, lấy khăn để lau sạch bầu vú. Tiếp đến đặt ngón tay lên phía trên núm và quầng vú, ngón trỏ ở dưới, các ngón tay khác có nhiệm vụ đỡ bầu vú. Nhẹ nhàng dùng ngón trỏ và ngón cái vào phía thành ngực, ấn và thả ra liên tục. Thực hiện 3 đến 5 phút cho đến khi thấy sữa chậm lại thì chuyển qua bên kia.

– Vắt sữa bằng máy

Để tiết kiệm thời gian thì nhiều mẹ sử dụng máy vắt sữa. Nguyên lí hoạt động của sản phẩm này cũng khá dễ dàng, chỉ cần đặt phễu chụp vú khít với đầu vú và chỉnh công tắc phù hợp là sữa từ từ chảy ra rồi. Bạn có thể vắt mỗi bên hoặc đồng thời hai bên đều được.

>>> Xem thêm bài viết:

Bảo quản sữa mẹ như thế nào?

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất không một loại nào có thể thay thế được. Đặc biệt với những trẻ dưới 1 tuổi thì sữa mẹ cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết giúp con phát triển đồng đều cả về trí tuệ lẫn vóc dáng. Nhiều người phải đi làm sau 6 tháng nghỉ sinh và thắc mắc không biết cách tốt nhất để bảo quản sữa mẹ là gì.

Bảo quản sữa mẹ ra sao là điều được nhiều người quan tâm
Bảo quản sữa mẹ ra sao là điều được nhiều người quan tâm

Với những trường hợp đi làm xa thì mẹ có thể vắt sữa và trữ tại tủ lạnh của cơ quan. Trong những tháng đầu nguồn sữa mẹ rất dồi dào, bạn hãy tranh thủ vắt vừa tránh cương tắc sắc, vừa để dành cho con lúc mẹ vắng nhà. Sữa mẹ sau khi được vắt ra có thể bảo quan 72 tiếng trong tủ lạnh, 1 tháng ở ngăn đá và 3 tháng trong tủ đông.

Để sữa được sử dụng theo đúng thời gian, sữa vắt trước dùng trước, sữa vắt sau dùng sau thì trước khi cho vào tủ lạnh mẹ nên ghi chú ngoài vỏ bình/bì đựng sữa ngày/tháng vắt. Khi muốn rã đông sữa cho con, mẹ cần chuyển sữa xuống ngăn mát từ 1 đến nửa ngày.

Không được lắc sữa mẹ đã qua bảo quản trước khi cho trẻ bú
Không được lắc sữa mẹ đã qua bảo quản trước khi cho trẻ bú

Lưu ý, khi lấy sữa ra bắt buộc phải làm nóng và chỉ sử dụng một lần, con không bú hết phải đổ đi. Không nên sử dụng lò vi sóng để hâm sữa bởi vì chất dinh dưỡng sẽ bị mất và hao hụt rất nhiều. Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt, tránh việc lắc bình sữa mới rã đông và rã đông nhanh bằng nước sôi nóng vì sẽ làm mất đi tính năng tự nhiên của một số phân tử protein kháng thể.

Khi rã đông sữa mẹ có mùi ảnh hưởng gì không?

Nhiều người sẽ cảm thấy sữa sau khi rã đông sẽ có mùi vị xà phòng song đây hoàn toàn bình thường và vô hại đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, một số bà mẹ có lượng lipase trong sữa cao – một loại men tiêu hóa chất béo nên sẽ xảy ra tình trạng này.

Để khắc phục vấn đề này thì bạn có thể hâm sữa ở mức 82 độ C, khi nồi xuất hiện những bong bóng nhỏ trước khi trữ để làm bất hoạt men lipase. Tiếp đến làm lạnh nhanh và lưu trữ cho bé sử dụng dần.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề bảo quản sữa mẹ như thế nào đúng cách, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con khi tiêu thụ. Hi vọng với bài viết này thì những bà mẹ trẻ đã có thêm nhiều thông tin hấp dẫn.

>>> Bạn nên tham khảo các dịch vụ của Đức Hưng

chat-active-icon